1. Trang chủ
  2. Góc con gái
  3. Kỳ kinh nguyệt
  4. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) – Triệu chứng và cách khắc phục

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) – Triệu chứng và cách khắc phục

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) – Triệu chứng và cách khắc phục Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) – Triệu chứng và cách khắc phục

Chu kỳ kinh nguyệt chính là điều riêng biệt của phụ nữ, nó mang đến cho chúng ta một khả năng tuyệt vời nhất trên đời này là khả năng sinh sản. Tuy nhiên, để có ngày hái được trái ngọt đó, chúng ta phải trải qua những triệu chứng khó chịu hàng tháng - được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

  • Viber

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là gì?

PMS (hội chứng tiền kinh nguyệt) là các triệu chứng khó chịu về thể chất và tinh thần, thường xảy ra khoảng 1 – 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi bắt đầu ra máu kinh.

Triệu chứng

Mỗi người sẽ gặp phải các triệu chứng cụ thể khác nhau nhưng phần lớn mọi người có các triệu chứng về thể chất như sưng và đau bụng, sưng và đau ngực, sưng tấy cơ thể, đau đầu, đau vai, tăng cân, táo bón, cũng như các triệu chứng về tâm lý như dễ cáu gắt, buồn chán, thờ ơ, khó tập trung.

Nguyên nhân

Chưa có nghiên cứu cụ thể nào xác định nguyên nhân chính gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng các nhà khoa học đã xác định ra 2 yếu tố chính có góp phần gây ra tình trạng này.

Thay đổi nội tiết tố nữ

Các triệu chứng của hội chứng này xảy ra cùng lúc với sự thay đổi nội tiết tố nữ trước kỳ kinh. Hoóc môn progesterone tiết ra nhiều hơn trước khi có kinh nguyệt và giảm đáng kể sau khi bắt đầu ra máu kinh.

Ảnh hưởng của Serotonin

Đây một chất dẫn truyền thần kinh được cho nguyên nhân gây ra các triệu chứng PMS. Không đủ lượng serotonin có thể góp phần làm trầm cảm tiền kinh nguyệt, cũng như mệt mỏi, thèm ăn và mất ngủ.

Cách khắc phục

Chú ý đến chế độ ăn

Thực đơn giàu carbohydrates (các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như các món mì, bánh mì, và gạo) có thể giúp hỗ trợ điều trị hội chứng này. Bạn nên hạn chế hoặc từ bỏ các thói quen hàng ngày có hại như uống thức uống chứa caffeine hoặc hoạt động nhiều trong khoảng thời gian nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt.

Ngủ đủ giấc

Cố gắng ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày. Nếu bạn bị mất ngủ, hãy thử uống một ly sữa ấm, ít béo trước khi đi ngủ. Sữa giàu chất tryptophan - một loại axit amin làm tăng sản xuất serotonin, giúp điều hòa thần kinh để bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Tập thể dục

Bạn có thể kết thân với yoga hoặc thiền để giúp các cơ cắp được thư giãn, kiểm soát căng thẳng. Đi bộ và đạp xe cũng là phương pháp hiệu quả được các bạn gái áp dụng nữa đó.

Sử dụng thuốc điều trị

Các thuốc kê đơn thường dùng trong điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm: nhóm thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (SSRIs) gồm fluoxetine (Prozac, Sarafem), paroxetine (Paxil, Pexeva), sertraline (Zoloft)… có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng bất an về tâm lý.
  • Thuốc giảm đau non-steroid (NSAIDs): sử dụng trước hoặc ngay trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, gồm ibuprofen, naproxen có thể làm giảm khó chịu ở ngực, bụng.

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Nếu áp dụng các cách kể trên mà chưa có hiệu quả, bạn hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra xem bạn đang bị thiếu hoóc môn hay không. Nếu bạn thiếu hoóc môn nữ (progesterone hoặc estrogen, hoặc cả hai), bác sĩ có thể kê toa các chất bổ sung hoóc môn.

Hầu hết phụ nữ đều phải trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hàng tháng. Bạn gái hãy chú ý chăm sóc cơ thể, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu này nhé.

You might be interested in the articles related to following keywords: