1. Trang chủ
  2. Góc con gái
  3. Kỳ kinh nguyệt
  4. Kiến thức chung về kinh nguyệt

Kiến thức chung về kinh nguyệt

Kiến thức chung về kinh nguyệt Kiến thức chung về kinh nguyệt

Kinh nguyệt là điều đẹp đẽ, thiêng liêng, nó báo hiệu cho việc thay đổi sinh lý và thể chất của phụ nữ. Việc trang bị kiến thức về kinh nguyệt là điều cần thiết, giúp chúng ta hiểu về cơ thể mình hơn. Hãy cùng Diana tìm hiểu về các giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt và cách hoạt động của chúng nhé.

  • Viber

Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn nang trứng)

Đây là giai đoạn các nang trong buồng trứng bắt đầu phát triển, nó kích thích sản xuất estrogen và progesterone làm nội mạc tử cung dày lên.

Giai đoạn rụng trứng

Một hoóc môn có tên Luteninizing được tiết ra khi estrogen đạt mức cao nhất. Hoóc môn này kích thích các nang trứng trội bị vỡ và đẩy trứng vào ống dẫn trứng.

Giai đoạn hoàng thể (giai đoạn tiết chế)

Các nang sau khi vỡ phát triển thành một hoàng thể. Hoàng thể sẽ tiết ra progesterone và estrogen. Hai hoóc môn này làm tử cung và nội mạc tử cung dày hơn để chuẩn bị cho việc mang thai, đồng thời chúng cũng ức chế bài tiết các hoóc môn ở tuyến yên để ngăn chặn sự phát triển của các nang khác.

Giai đoạn kinh nguyệt

Nếu trứng được thụ tinh, phôi thai sẽ được cấy ghép vào trong nội mạc tử cung và sinh ra hoóc môn để duy trì hoàng thể. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, hoàng thể sẽ bị thoái hóa, nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, các tế bào nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng nữa, chúng bị loại bỏ ra khỏi cơ thể cùng với máu kinh nguyệt và trứng không được thụ tinh.

Tại sao kỳ kinh nguyệt kéo dài tận vài ngày?

Dịch kinh nguyệt sẽ đi qua lỗ mở ngoài tử cung để chảy ra âm đạo. Do ống dẫn vào tử cung rất nhỏ và hẹp nên phải mất một vài ngày (thông thường là 3 – 4 ngày) để máu đi qua ống.

Những hiện tượng khó chịu trong ngày đèn đỏ

Tâm trạng thất thường

Bạn gái dễ nổi nóng, tâm trạng thay đổi thất thường, hay sốt ruột, suy nghĩ tiêu cực, năng nề trong kỳ "đèn đỏ". Đây là một hiện tượng bình thường, xảy ra do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Sau khi trứng rụng, progesterone (có tác dụng trấn tĩnh đối với hệ thần kinh trung ương) bị thiếu hụt nên gây ra hội chứng căng thẳng.

Đau bụng

Đau bụng kinh thường xuất hiện khoảng 1 – 2 ngày trước hoặc trong kì kinh nguyệt. Tình trạng đau ở mỗi người không giống nhau, có người đau âm ỉ, có người lại bị đau dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Mệt mỏi

Hầu hết các bạn gái sẽ phải trải qua cảm giác bồn chồn và mệt mỏi trong giai đoạn tiền kinh nguyệt (PMS). Các triệu chứng thường gặp là đau tức ngực, nhức đầu, đau lưng, đau vai,...

You might be interested in the articles related to following keywords: